.jpg)
Khá trách cho những người nhân danh luật pháp được quyền cầm cân công lý mà đã tùy tiện lợi dụng quyền "khai đao "mà vô tư phát lệnh "trảm " . Có khi chỉ cần sai một dấu chấm , hoặc thừa một dấu phẩy thì câu văn đã có nghĩa hoàn toàn khác rồi , huống chi một vụ án còn vài tình tiết chưa được rõ ràng minh bạch mà đã nhanh chóng luận tội và kết án thì tránh sao khỏi hàm oan .
Hồi đó khi học bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề " Miếu vợ chàng Trương " tôi và bạn thân cùng chợt buồn mấy ngày . Chúng tôi trách chàng Trương hồ đồ nông cạn ngu dốt u mê không hỏi rõ ngọn ngành để vô tình gây ra cái chết cho vợ :.Chúng tôi cũng trách người vợ không bình tĩnh giải thích khi nghe trẻ nói cha chỉ về lúc ban đêm ; sao không nghĩ đến việc mình đã từng gieo vào đầu con trẻ cái khái niệm cha qua cái bóng của mình và từ lâu nay con trẻ chỉ biết cha qua chiếc bóng của mẹ
Qua năm tháng chúng tôi ngộ ra rằng có một sự tương đồng giữa Thầy thước và Thẩm phán : Họ có quyền cứu người và họ cũng có thể giết người - tùy thuộc vào cái tâm - mà sự sống và sự chết của một con người khi vào tay họ thì chỉ có một lằn ranh mong manh như sợi tóc !
Nếu chỉ vì để đạt tới một mục đích nào đó mà họ không thèm để ý tới tâm tới đức thì ... cái được gọi là công lý mãi mãi chỉ là ảo ảnh ...
Có Người nói : "Pháp luật giống một màng lưới nhện, con ruồi nhỏ thì mắc lại , con ruồi lớn thì thoát khỏi ".
Trả lờiXóa"Có lẽ nào ..."hay là "Chắc có lẽ ..." đây ta !?
Trả lờiXóa