Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Dù ngẩng vẫn cứ thấp ? !

      Tôi xem TV thấy chiếu một đoạn clip dân mình chen lấn nhau để nhận mũ bảo hiểm mà nghe xót xa và ngường ngượng . Xót thì hẳn đã xót rồi . Vì sao nên nỗi !? Có lẽ cái máu chen lấn nó đã ăn sâu vào tim óc dân mình từ sau 75 rồi chăng. Hồi đó tôi nhớ cứ khoảng ba giờ sáng - tới hạn mua nhu yếu phẩm - thì a lê hấp ông nhà tôi cũng như các bạn công nhân viên chức & gv như bọn tôi ba chân bốn cẳng mắt nhắm mắt mở chay mau đến xếp hàng ở cửa hàng thương nghiệp để được tha  về khoảng non 700gr thịt hoặc cá cho 2 khẩu phần ăn trong tháng ; hoặc 27 kg gạo khá mốc và sạn ; hoặc 1/2 kg xà phòng kem ,...vân vân . Có khi đến tận hơn mười giờ mới thấy ổng ì ạch ( vì nãn vì mệt vì  đạp xe cà tàng bốn lốp ) xuất hiện với bộ mặt đưa đám vì không mua được hàng . Vợ yêu lại chì chiết :
 - Tại sao đi sớm như thế mà không mua được hàng ?
 - Mình đi sớm họ cũng đi sớm
  - Chứ không phải ông nhường cho người ta , ông thì cứ cái tánh sĩ . Thời nầy mà sĩ thì chết ông ơi
  - Sĩ sĩ sĩ cái con khỉ ...bà hỏng biết và không thấy cái cảnh thân thế quen biết nó chen ngang chứ đách có xếp hàng ...
  -Biết ngay mà , vì mình cô thân nên ..nên ...xếp hàng cả ngày ...!
  - He he ...bà nói câu nầy hay nhất ...
Vậy đó ! Có ai chú ý đến cái gọi là văn hóa đâu mà ta hòng thể hiện . Muốn có được công bằng cho ta thì tốt nhất ta tự thực thi tự tạo cho mình . Ai có sức dùng sức ; ai có thân dùng thân , ai có thế dùng thế ;  ai có mưu dùng mưu ,...quý hồ ta có được cái ...ưu tiên - cho dù có gây bất công cho người khác . Riết rồi ai còn cố gắng giữ gìn nếp văn minh hoặc  công bằng đều bị coi là hâm là dở hơi là cá biệt . Rồi vì người lớn là tấm gương sáng cho trẻ con noi theo cho nên không ai dạy mà lớp sau luôn cao hơn lớp trước về cái khoản tự tìm ưu tiên cho mình . Về sau nầy , dù không còn khổ sở vì miếng ăn nữa nhưng người ta cũng vẫn còn mang nặng cái tập tính lo sợ bị tranh mất phần vì tự lúc nào  niềm tin của họ vào cái sự gọi là công bằng đã bị cướp mất ...Bởi vậy nên người ta luôn ở tư thế sẵn sàng giành giật , sẵng sàng  tranh hơn nhau mọi thứ - một cách sỗ sàng lỗ mãng -càng bất công càng tốt - Và thế là luôn có chen lấn lấn chen mặc dù đi tàu xe đã có vé , khám bệnh đã có số thứ tự  ...

  Và tôi không thể không ngượng với nhỏ bạn tôi đang không còn cùng quốc tịch Việt với tôi nữa từ vài chục năm nay . Bởi tôi và nó đã từng cá cược về cái vụ xếp hàng nầy . Và nó đã nói chắc như đinh đóng cột rằng  "...đứa bé là cha người lớn ; ai ăn cắp cái trứng thì sẽ ăn cắp con bò "
 Ha ha ...Vậy bảo sao tôi không ngượng  chứ ?!

7 nhận xét:

  1. Đi coi thi ở huyện, xếp hàng vua vé khi có được vé thì cái giỏ sách hành trang không còn dưới chân nữa! Hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai biểu vừa xếp hàng vừa làm thơ mần chi cho ra nông nỗi . Ở VN mà nhà thơ cứ tưởng bên Nhật hả !

      Xóa
  2. Quả thật cái tính chen lấn sỗ sàng của người Việt mình khiến quá nhiều lần mình bắt ngượng (và xin lỗi - bắt ói !) Cái đó là do nền giáo dục và do nền hành chánh "nhất thân nhì thế - con ông cháu cha - lí lịch là quan trọng hàng đầu" của nước mình nó tạo ra. Bản chất người Việt Nam của mình nó không phải vậy, nhưng rồi từ sau năm 45 nền kinh tế bao cấp ở Miền Bắc tạo ra cơ chế "xin-cho-luồn-lách, ưu tiên lí lịch", sau đó tập nhiểm thêm nghiêm trọng ở Miền Nam từ 1975. Bây giờ nó thành cái gì đó thể hiện ra về mặt văn hóa đáng xấu hổ và gần như bất trị !!! Than ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật đúng là do cơ chế xin cho , do cái luật ( bất thành văn ) nhất thân nhì thế ,,nó ép người dân đen ra nông nỗi nầy - họ không có chữ thân nên họ phải dùng cái thân để chen ngang thôi . Âu cũng là hệ quả tất yếu của nền hành chành cồng kềnh và lạc hậu .

      Xóa
  3. Chả nên bức xúc làm chi, mà nên tự hào vì "Bốn ngàn năm...chen lấn"!

    Trả lờiXóa
  4. Xin đính chính là bốn mươi năm chen lấn thôi nha !

    Trả lờiXóa