Càng ngày hình như tôi càng trở nên vô cảm! Tôi vẫn thản nhiên cười cười vui vui coi thường các tin nóng sốt vừa chiếu trên ti vi hay vừa được xem trên báo . Tôi vẫn bình thường ăn phở , ăn bún , ăn rau , ...dù vừa nghe tin trong bún có chất phát quang ..gì đó ... , trong rau xanh có chất tăng trưởng gì gì đó ...
Tôi vẫn vô tư xài bao nylon -thậm chí xài đi xài lại - đựng thực phẩm dù đã biết chất nhựa dẻo này vô cùng độc hai - cả mấy trăm năm mới tiêu hủy được !
vân vân và vân vân ...
Bởi tôi ( trong vòng xoáy ) còn biết làm gì hơn !
Tôi vẫn phải chấp nhận khi đọc tin dân tôi bị lái buôn TQ lừa đến tán gia bại sản mà ..vẫn tiếp tục bị lừa
Tôi không thể làm gì được khi bạn tôi thở than "giá dừa bữa nay bèo quá ...gia đình tao chới với mầy ơi "
Vân vân và vân vân ..
Bởi ..tôi không thể làm gì được ..., không thể làm được gì !
Tôi không thể làm gì được khi đọc tin cá chết hàng loạt ngoài biển miển trung nước tôi
Tôi không thể làm gì được khi đọc tin những em bé bị chết chỉ vì tiêm chủng...
Tôi không thể làm gì được khi đọc tin ngoài biển Đông có đường lưỡi bò chín đoạn.. của Trung Quốc ...
Tôi không thể làm gì được khi biết có những học trò hành hung thầy cô giáo ...
Tôi không thể làm gì được khi biết có những đứa con đứa cháu bất hiếu thường xuyên bạc đãi , hành hạ ( và có khi còn sát hại ) ông bà cha mẹ ...
Vân vân và vân vân ..
Và tôi ( luôn luôn ) không thể làm được gì , không thể làm gì được !
Chỉ còn biết ngậm ngùi ( trong vô cảm )
Than rằng :
Thế giới càng gần và lòng người càng xa !
Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013
Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013
Hoa tàn
Nhìn mấy nhánh hoa tàn tôi bỗng nghe buồn buồn :
- Thật là tội nghiệp ! không có gì thê thảm hơn hoa tàn !
-Ừ ! cũng như đồ phế thải hay là những người già phải không ?
Nghĩ tới phận " hoa tàn " tôi thấy lòng chùn xuống .
Có tiếng nói tiếp :
- Hoa tàn thì trở thành rác.. thành phân bón cho cây, cho hoa ...
Lại nghe:
- Như hoa mai - lại chờ đến mùa sau nở tiếp chứ !
Tôi giật mình..
Thế à !?
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
bất chợt nhớ nhà xưa
Này là vườn của ngày xưa
Này là sân trước này là sân sau
Này là bụi chuối buồng cau
Này là ngỏ nhỏ cạnh rào nhà ta
Xa xưa lắm một giàn hoa
Ti-gôn buông rũ đậm đà T.T..
Này đây có một lời thề
Còn vương trong gió chưa hề nhạt phai
Hôm xưa cho đến
hôm nay...
Mười năm xa vắng đổi thay quá nhiều !
Vô thường ta hiểu ít nhiều
Sao không chịu nỗi một liều "đau thương!"
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013
Còn chồi xanh cây !
Vào giữa mùa xuân , anh Cả hào hứng trồng cây Sa la .
- Cây nầy có hoa đẹp lắm !
- Ừa ! tựa như hoa lan
- Cây nầy có sự tích đó
- Có phải là Đức Phật nhập diệt dưới cây Sala không ?
- Đúng đó ..!
Nhưng rồi sau một tháng nó đã dần héo khô - đến nỗi suýt bị tuyên án làm củi chụm .
- Hình như nó còn cái chồi trên ngọn ! Anh Út gieo niềm hy vọng
- Hả ? Anh Cả chộp phao hy vọng
Anh giữa đưa tay bẻ mấy cành khô , lắc đầu :
- Mong manh ...
Và sau đó thì cả nhà tưởng như không ai còn chú ý tới " cây bông khô của anh hai " nữa ...
Nhưng rồi ai mà ngờ ..., sau mấy trận mưa lớn , nó đã âm thầm ... hồi sinh !
Đến khi được phát hiện thì nó đã ra chồi như thế nầy !
Quả là còn da lông mọc , còn chồi xanh cây!
Và ... ai cấm cả nhà tôi tưởng tượng ra một cây Sa La như thế nầy vào mùa xuân tới nhỉ ! Hi hi hi...
Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013
Cúi nhưng không thấp
Người Nhật có thói quen gập hơn nửa người cúi chào khách.
Cái nghiêng mình quen thuộc khi người Nhật chào khách.
Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng gập người cúi chào thể hiện cả
một nền văn hóa Nhật Bản: Cúi nhưng không hạ mình. Sự nhún nhường chỉ
làm tăng thêm sự nể trọng của người đối diện.
Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan Airlines, nụ cười luôn
nở trên môi các tiếp viên. Họ sẵn sàng ngồi, chính xác là “quỳ xuống”,
giúp khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi. Họ niềm nở, vui vẻ tiếp nhận
yêu cầu của hành khách khó tính nhất. Không phải chất lượng máy bay
khiến hành khách hài lòng mà chính cách phục vụ của tiếp viên khiến mọi
người nghĩ tốt về người Nhật. Chỉ vài phút khởi hành muộn, toàn bộ nhân
viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công dàn thành hàng ngang, cúi
rạp người xin lỗi khách.
Họ thật sự đã thành công khi để lại ấn tượng sâu sắc về một nước Nhật vô cùng hiếu khách và nghệ thuật giao tiếp tuyệt vời.
Trung thực:
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi
một cuốc đường dài. Vì sao? Các tài xế sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga
tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.
Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka.
Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài
giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm,
dán giá và để thùng tiền bên cạnh cho người mua cứ theo giá niêm yết mà
tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng
tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản.
Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka…
cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách. Quầy thanh toán cũng
không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn
cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển.
Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
“No noise” – không ồn
Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp
dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào
cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. bỏ
ra 18 tỷ USD xây hẳn một hòn đảo nhân tạo để làm phi trường rộng hơn
500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi
tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.
Tại
các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa quảng cáo, cũng không một cửa
hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm
ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất
là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.
Nhân bản:
Vì
sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu
hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn
bộ nông sản mà họ luôn “để phần” 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú
trong tự nhiên.
Bình đẳng:
Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình
đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ
em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón
của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ
huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.
Việc
mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, công
chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ
trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những
chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật
chung ý chí, chung tinh thần lao động.
Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày
của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên nào. Sẽ không có gì ngạc
nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là
Thủ tướng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự
trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm
nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già
vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Nội trợ là một nghề và vẫn được hưởng lương hưu
Độc
đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào
thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế
luôn được đề cao, tôn trọng.
Cúi nhưng không thấp: Ở đất nước mặt trời mọc, mọi người đều hiểu
sâu sắc lý do khiến nước Nhật tan hoang sau chiến tranh thế giới thứ II,
bật dậy mạnh mẽ trở thành cường quốc khiến cả thế giới phải nghiêng
mình.
Blog Góc nhìn Alan
Blog Góc nhìn Alan
Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013
" Hậu sinh khả úy " !
-U.ơi ! K. bị trặc cái tay nè !
- Đau dữ hôn ?
- Dữ lắm ..
- Thương K. quá !
- Ư.. bà ngoại 2 bị gảy tay chắc còn đau nhiều hơn K.nữa hén U. !
Nghe K "lẽ sự " , bà ngoại 6 của K. trêu K.
- Um...um ...bà ngoại 6 cũng bị gãy cái tay nè ...bà ngoại 2 còn ít đau hơn bà ngoại 6 nữa chớ bộ !
Ai ngờ bà ngoại 6 lại bị K." chất vấn " :
-Bộ bà ngọaị 6 hóa phép thành bà ngoại 2 được sao mà biết bà ngoại 2 đau ít hơn ...!?
- ...!?
Nghe mấy đứa cháu kể lại chuyện , tôi bỗng nhớ đến câu chuyện của hai triết gia khi xem cá lội :
-Cá lội trông chúng vui quá !
- Bộ ông là cá sao mà ông biết nó vui ?
- Chớ bộ ông là tôi sao mà biết cá không vui ?
Hi hi .. Thiệt là ...không biết trẻ con là triết gia ...Hay triết gia là trẻ con nữa . Hi hi hi...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)