Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012
MỘT KỶ NIỆM
Hồi đó cô mới chuyển về trường theo diện theo chồng về quê .Ngôi trường nằm ở gần sát chân núi lạị ở bờ kia của một cái bàu rộng cũng hơn ba chục mét mà lại không có cầu bắc ngang !. Ngày đầu đi đến trường trình diện , Cô đã thật sự bị shock khi thấy mấy em học trò gói ghém quần áo , sách vở trong một cái bọc và bơi qua bàu . Chưa hồi nào cô cảm động và trân trọng các em như lúc đó .Rõ ràng cái sự học đối với các em ở đây thật là vĩ đại !
Gặp ông hiệu trưởng vồn vã, những đồng nghiệp săn đón ,những đứa học trò trao ánh nhìn thân thương , những phụ huynh chơn chất quý yêu ...nhưng cô giáo cũng không dấu nổi nỗi ngán ngẩm khi nhìn ngôi trường còn lè tè vách cây mái tranh ; bên trong phòng học hơi tối là cái bảng đen lở lói ..những cái bàn học trò bằng cây nhám nhúa ..và đặc biệt là ghế ngồi của các em là hai cây tre ghép lại !Vách ngăn giữa hai phòng học là những tấm phên tre đan vội -vì thế những đứa học trò ngồi cuối lớp rất có điều kiện giải sầu bằng cách trộm ngó sang bên kia ...và không hiếm khi luồn sang bên ấy một mẫu giấy nho nhỏ ...Và những tiếng cười rúc rích ..có thể làm các em quên đi cái cảnh học quá tồi tệ chăng ?Cô nhớ có khi chính cô cũng nhìn sang bên ấy những lúc học trò làm kiểm tra hoặc những khi nghe tiếng giảng bài hơi ...phóng đại !
Nhưng mà lạ thay sau nầy khi nghỉ hưu rồi ngồi nghiệm lại thì cô thấy rằng tình cảm cô dành cho học trò và ngôi trường đó là số một.Những năm tháng đi dạy trong đời thì ở ngôi trường nầy cô phục vụ tận tình nhất , xông xáo nhất dù lúc đó cô có con còn rất nhỏ .Có phải chăng rằng mọi bà mẹ đều chăm chút cho những đứa con kém may mắn và bất hạnh hơn không ?!
Những ngày đi dạy thật là vất vả . Ngày nào cô cũng đi sớm một tiếng để trừ thời gian chờ ghe nhờ quá giang . Thỉnh thoãng cô cũng bị trể tiết vì chờ mãi ghe không có ; thế là cô lại đi xâm xâm vào ủy ban xã cách đó hơn hai trăm mét để bắt đền !Sau đó thì phải tự dạy bù để kịp chương trình kẻo "tội học trò ".Có một cô , cũng cùng tổ toán với cô nhà ở Đà Nẳng , mới ra trường chịu cực không nổi cứ khóc với cô hoài :
- Trời cực chi mà cực quá như ri .Kiểu ni chắc em phải nghỉ dạy thôi chị ơi !
- Ráng đi Vân .Chắc năm tới sẽ khá hơn đó !
- Em thật không hiểu mắc chi chị lại về đây mần chi rứa ! Ở trong Nam dầu gì cũng đở hơn !
Cô cười chứ biết nói sao đây . "Hoàn cảnh " mà !
Hiệu phó chuyên môn thương tình hoàn cảnh của hai cô " tiểu thư " bèn sắp giờ dạy cho hai chị em cùng tiết cùng buổi để "đi về có nhau ". Lại sắp cho dạy buổi chiều để hai cô thư thả thời gian ...lội bùn . Thế là cứ khoãng 11h thì cô Vân từ Đà Nẵng vào ghé nhà cô và hai chị em cùng xuất phát . Đi được vài trăm mét đường nhựa thì ... a la hấp xách dép ,xăn quần, lội lầy ...hơn bốn cây số ...Rồi thì là ngồi chờ ...ghe .
Cứ như thế cho đến một hôm . Sau mưa lụt , nước rút , hai cô đi dạy lại bữa đầu tiên .
Chiều đó , tan học xong ,hai cô cùng một số học trò ra bến ngồi chờ ghe .Chờ rất lâu . Trời dần tắt nắng . Học trò lao xao :
-Trời ơi gần túi rồi . Chết mi ơi mần răng mấy cô về kịp hè !
-Nhà mi lút trong núi về túi có răng hôn ?
- Hay mi lội qua đi chứ về túi nguy hiểm lắm
- Mới lụt xong nước chaỷ mạnh lại sâu lắm , không nên bơi qua đâu mấy đứa à .Cô ngăn .
- Không răng mô cô ơi , nó bơi giỏi lắm
- Không được . Ráng chờ chút nữa đi .Thế nào cũng có ghe của bà con đi làm về mà !
Quả thật chỉ hơn mười phút sau các em đã mừng rỡ hét gọi :
- Á Chú mười chú mười ghé vô chở cô con qua đi .
Chiếc ghe ghé lại . Hai cô cảm ơn rồi bước xuông ghe . Gần hai chục đứa học trò cũng lanh lẹ theo xuống . Be ghe mấp mé mặt nước :
- Ghe khẳm quá ...!
- Không răng mô cô ơi . Qua có chút chứ mấy . Mấy đứa bây ngồi yên nghe hôn .
Rồi chú mười lui ghe ra . Ghe vừa quay mũi chín mươi độ thì bỗng đâu nó quay ngoặc luôn một trăm tám mươi độ ...rồi nó ngoặc lại một trăm độ.. ( cô độ thế chứ có biết đâu mà đo với đếm! ) rồi nó ngoặc luôn cái mũi chúi xuống luôn ..thăm đáy bàu !Thôi thì la oai oái inh ỏi . Những người dân ở gần đó chạy ra ...
Điểm danh . Đủ . Rồi cười .Rồi khóc . Rồi cười .
- Ượt hệt rôi . Cô cố đùa cho cô Vân nín khóc
- Lần nầy em nghỉ dạy luôn cho coi . Ai đời có cái cầu cũng lo hỏng nổi cho dân thì mần ăn cái chi !
- Chị cũng rứa !
Nhưng rồi hai cô lại quên ngay lời hăm dọa ( nhà nước ) ngay vào ngày hôm sau ! Được cái là ít bửa sau nhà nước đã bắc cho dân một cây cầu tạm bằng mấy tấm " ri " . Và , khoãng độ hơn chục năm sau khi cô và cô Vân đã chuyển đi rồi thì nghe tin trường đã được đầu tư thành trường " chuẩn QG". Cũng mừng !
Sau nầy mấy đứa học trò cũ ở ngôi trường đó lần nào đến thăm cô nó đều không quên hỏi cô :
- Cô ơi cô nhớ cái hồi chìm ghe hôn cô !Tụi em thương hai cô nhứt !
Cô cười âu yếm nhìn chúng nó nhưng chỉ nói thầm :
- Cô cũng thương mấy đứa nhứt .
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết này dễ thương quá chừng. Thì mình cũng từng dạy một cái trường gần giống vậy mà. Và bây giờ... thiệt tình mà nói thì... mình yêu cái trường và cái địa phương đó nhất. Cái đời dạy học của mình nghiệm lại mới thấy đó là những năm tháng hạnh phúc nhất.
Trả lờiXóaCó lẽ mình nghĩ chỉ có tình yêu thương mới bù đắp đước phần nào những thiệt thòi cho mấy em . Và dĩ nhiên mình cũng nghe rất hạnh phúc !
Trả lờiXóaHóa ra là một câu chuyện kể về chính tác giả ...... khâm phục quá !
Trả lờiXóaChào bạn Trà !
Trả lờiXóaỒ ! hình như càng nhiều tuổi thì mình càng nhớ về ngày xưa .Và nhất là những ngày xưa "dữ dội ".
Ừ, ngày xưa thì " dữ dội " nhưng " dữ dội " nhất có lẽ là mình đã bị ăn cắp mất tuổi thơ !
XóaNghe bạn nói TD hơi bị choáng đó . Và TD nghĩ rằng : "ăn cắp tuổi thơ " là một trọng tội !
Trả lờiXóa